Mặc dù theo âm lịch, năm nay không phải là năm con gà, tuy nhiên những câu chuyện tản mạn về loài gà chưa bao giờ nhàm chán. Không đơn thuần là giống vật nuôi trong gia đình, loài gà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng trong đời sống.
Một số đặc điểm cơ bản về loài gà
Loài gà đã xuất hiện từ xa xưa trong những câu chuyện thần thoại của dân tộc Việt của thời nguyên thủy, gà là tướng của Trời, đã từng được giao nhiệm vụ trừng phạt Thiên Lôi vì đánh lầm người vô tội nên bị trời phạt.
Gà là một giống chim hoang dã, được con người thuần chủng từ rất lâu đời, là vật nuôi mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Bởi gà là giống dễ nuôi, có thể nuôi lấy thịt, trứng hay lông cũng được sử dụng vào trang trí, mang lại sự thẩm mĩ phong phú. Trong họ nhà chim thì gà là phân họ có số lượng đông đảo nhất với hơn 24 tỉ cá thể phân bổ khắp mọi nơi trên các châu lục.
Gà là loài vật ăn tạp, chúng có thể tự đào bới bằng chân để tìm kiếm thức ăn vì chân của chúng có bộ móng khá dài.
Tuổi thọ trung bình của loài gà vào khoảng 10-15 năm. Thậm chí có một con gà mái đã sống được 16 năm và nó là con gà duy nhất đã được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness thế giới vì có khả năng sống lâu nhất.
Hầu hết các loài gà có đặc điểm khác biệt về gà trống và gà mái. Gà trống có màu lông sặc sỡ, óng ánh và dáng dấp cao lớn hơn, cùng với cái đuôi dài, cong và chân chúng có cựa. Ngoài ra người ta cũng phân biệt giữa gà trống và gà mái nhờ vào sự phát triển của mào gà vì mào của gà mái thường bé hơn so với gà trống.
Loài gà có cánh chúng có thể bay nhưng chỉ bay được một khoảng khá ngắn vì cơ thể của chúng khá nặng. Đặc biệt đôi cánh này tuy không thể bay những cũng giúp ích khá nhiều khi nó có thể hỗ trợ gà để thoát khỏi những mối nguy hiểm.

Gà – loại vật nuôi rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở khắc thế giới
Gà trong đời sống người Việt
Gà là giống vật nuôi phổ biến và lâu đời của người Việt mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên gà cũng tạo giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt Nam. Ngay trên mặt trống đồng Đông Sơn, một hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn cách đây hàng trăm năm đã thấy nhiều hình gà và chim hạc. Hay trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, gà chín cựa là một trong ba lễ vật thách cưới đặc biệt (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) để vua Hùng thứ 18 có thể gả con gái Mỵ Nương của mình cho chàng trai nào mang đến trước tiên. Sang thời An Dương Vương, truyền thuyết xây thành Cổ Loa kể rằng vua Thục Phán cố công xây thành hình trôn ốc, nhưng cứ đắp được đến đâu thì đất đá lại sụt lở đến đấy; thần Kim Quy hiện về báo cho biết ở núi Thất Diệu có con gà trắng đã sống đến ngàn năm tuổi rồi hóa yêu tinh, trù ám việc xây thành; vua liền cho rình giết được nó và sau đó việc xây thành suôn sẻ.
Và đặc biệt con gà có mặt nhiều nhất trong ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ.
Với ý nghĩa biểu tượng cho sự phú quý, gà xuất hiện rất nhiều trong các bức tranh dân gian mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp với câu thơ nổi tiếng: “Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột/ Om sòm trên vách bức tranh gà”.

Gà trở thành hình ảnh đi sâu vào văn hóa người Việt
Con gà giữ vai trò quan trọng trong ẩm thức dân gian. Bởi thịt gà là loại thực phẩm vừa bình dân, vừa cao cấp. Từ thịt gà, người ta chế biến thành nhiều thức ăn khác nhau, bình dân cũng có, cao cấp cũng có, chẳng hạn như: thịt gà luộc, thịt gà rang, thịt gà cách thủy, cháo gà, miến lòng gà, thịt gà nướng, giò gà, thịt gà nấu đông… Cũng là thịt gà, song do trình độ chế biến của đầu bếp cao thấp khác nhau mà người ta tạo ra những món ăn bình dân hay cao cấp khác nhau, đủ đề chinh phục thực khách khó tính. Vì là thực phẩm vừa bình dân, vừa cao cấp, cho nên cả ngày thường lẫn ngày lễ hội, ngoài thịt bò (hoặc thịt trâu), thịt lợn, thịt dê ra, người ta vẫn sử dụng thịt gà ta (gà Ri, gà Móng, gà Đông Tảo, gà Mía…) để chế biến đặc sản mới được thực khách chấp nhận.
Những phẩm chất cao quý của loài gà
Trong 12 con giáp, gà trống được cho là loài thể hiện 5 khí chất lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Đầu có mào như đội mũ, thân có màu long đẹp như quần áo đó chính là Văn; mỏ và chân đều cứng, cựa nhọn để làm vũ khí, đó là Võ; kiêu hùng, quyết chiến không lui là Dũng; chia sẽ thức ăn cho đồng loại khi tìm được, đó là Nhân; cất tiếng gáy đúng giờ giấc đó là Tín. Đặc biệt, chữ Tín gà luôn lấy làm đầu, vì bất kể thới tiết như thế nào đều gáy đúng giờ. Không chỉ gà trống mà gà mái cũng là biểu trưng cho nền văn hóa tình mẫu tử thiêng liêng khi đánh lại các loài vật khác để bảo vệ đàn con hoặc dang đôi cánh ấp ủ cho đàn con và nhường thức ăn cho con mình.
Xét về hình tượng con gà trống trong dân gian ta thấy: Màu sắc sặc sỡ, dáng dấp dũng mãnh hội tụ đủ 5 yếu tố, phẩm chất cao quý, tuyệt vời như một trang dũng tướng. Đó là VĂN – VÕ – DŨNG – TÍN – NHÂN.
Còn đối với gà mái, người ta thường ví von với hình tượng người mẹ hiền dịu, chịu thương, chịu khó, lại rất mực yêu con. Vì mỗi khi tìm được mồi, gà mẹ thường kêu “cúc cúc” gọi đàn con lại cùng ăn, không ăn một mình…

Loài gà mang nhiều đức tính tốt đẹp
Ý nghĩa phong thủy của gà
Trong phong thủy , gà trống thường được dùng làm biểu tượng cho sự giải trừ các thế sát của ngôi nhà và giúp bạn tránh bị những kẻ tiểu nhân nói xấu sau lưng, mang đến sự may mắn và hạnh phúc cho chủ nhân; trong ngũ hành, gà là con vật thuộc hành Kim luôn kiên trì vượt khó, đặc biệt luôn đoàn kết trong cuộc sống; trong gia đình, Gà Trống đóng vai trò quan trọng trong 1 đàn gà luôn bao dung chở che cho gia đình, ẩn chứa tinh thần đoàn kết, biểu tượng cho sự chung thủy, tần tảo trong gia đình; trong võ thuật còn được thể hiện qua bài quyền nổi tiếng “Hùng Kê quyền”của anh em nhà Tây Sơn sáng tạo qua quan sát các thế đá của những con gà chọi. Bên cạnh đó, con gà trống với tư thế vương giả của chúng, cũng được cho là thể hiện cho các nhà lãnh đạo

Hình ảnh con gà chứ đựng nhiều ý nghĩa về phong thủy
Trong 12 con giáp, con gà từ xa xưa luôn rất gần gũi với đời sống hàng ngày của con người, nhất là những nền văn hóa của các nước Á Đông. Theo đặc tính loài thì gà thì con vật này là loại ngủ sớm và thức dậy sớm. Gà trống báo sáng theo quy luật và hết sức đúng, “dĩ kê vi hậu” người xưa dùng gà để đo lường thời giờ (gà gáy vào ban đêm thường bắt đầu vào tầm 11 – 12h đêm và cách nhau tầm 2 tiếng đồng hồ sẽ gáy một lần, từ đó người ta căn theo số lần gà gáy để tính thời gian). Người xưa cũng quan niệm tiếng gà trống gáy sáng còn giúp xua đuổi 1 vài linh hồn xấu bằng việc báo hiệu bình minh đang lên.
Đầu đội mũ (mào gà trống) là Văn, chiếc mào gà dựng đứng cao thẳng thể hiện chí khí. Trong tiếng hán mào gà đọc là quan đồng âm với quan lại nên còn đc cho là có công dụng chiêu tài, công thành danh toại.
Bước đi nhanh là Võ: Gà trống thường đi đầu đàn và dẫn theo cả đàn gà, dáng gà đi mạnh mẽ nhanh nhẹn.
Gặp địch dám chiến đấu là Dũng: bằng việc linh hoạt đi lại và các cú mổ chính xác, gà trống có khả năng chiến thắng được một số loài như Rắn để bảo an đàn của mình.
Có miếng ăn biết gọi đàn là Nhân: lúc gặp nơi có thức ăn gà thường kêu lên để cả đàn cùng ra ăn chung với nhau.
Luôn canh gác ban đêm là Tín: gà ngủ sớm và thức đêm, tiếng gà gáy báo hiệu thời giờ cho mọi người. Gà gáy sáng gắn liền với bình minh, xua tan bóng tối cũng như canh gác khỏi các kẻ hiểm độc chuyên lợi dụng các góc tối để tấn công và hãm hại người khác.
Theo quan niệm phong thủy về ngũ hành âm dương thì Gà (Dậu ở hướng Tây) thuộc hành Kim nên thích hợp bài trí gà trống phong thủy ở hướng Tây của văn phòng làm việc. Nếu là tượng gà trống bằng gỗ nên bài trí ở hướng Nam rất tốt để thu hút vận may.
Bên cạnh đó, đặc điểm vượt trội của gà trống phong thủy đó chính là có thể giải trừ các thế sát cho không gian. Vì vậy nên bài trí gà trống trong phòng tiếp khách nhìn thẳng ra cửa có thể ngăn chặn được sự lật mặt của đối tác trong kinh doanh.
Nếu văn phòng của bạn có hình ống, bạn nên bài trí tượng gà trống ở lễ tân để ngăn chặn ác tà từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó việc bài trí như thế này cũng giúp nhân viên công ty bạn phòng giảm thiểu tai nạn trong làm việc.
Gà trống có tư thế vương giả nên trợ giúp rất tốt cho những nhà lãnh đạo, việc bài trí một tượng gà trống trên bàn làm việc giám đốc vừa hỗ trợ bảo vệ lãnh đạo, tránh bị tiểu nhân nói xấu sau lưng, lại tăng tính thẩm mỹ cho toàn không gian phòng giám đốc. Tuy nhiên, cũng nên chú ý tới vài gợi ý bố trí bàn làm việc hợp phong thủy theo tuổi thì mới đạt hiệu quả cao.
Cũng bởi những ý nghĩa phong thủy mà, gà được chọn làm vật cúng tế linh thiêng trong các ngày lễ của người Việt nói chung và đêm giao thừa nói riêng. Bởi theo thần thoại của một số dân tộc Việt Nam, từ khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra mặt đất, thấy rất lạnh lẽo và ẩm thấp. Ngọc Hoàng bèn sai mười mặt trời suốt ngày đêm chiếu sáng để sấy khô mặt đất. Nhưng đất đã khô trắng, nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng quên không thu các mặt trời lại khiến con người và cây cỏ khốn đốn vì nắng hạn. Khi ấy, một chàng dũng sĩ giương cung tên bắn liên tiếp rụng 9 mặt trời. Mặt trời cuối cùng sợ hãi quá bay tít lên cao và trốn biệt không ló ra nữa. Mặt đất lại lạnh lẽo tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời. Chẳng con nào gọi được, cuối cùng chỉ có con gà trống khoẻ mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống rồi quên cả sợ hãi hạ thấp dần độ cao, khiến mặt đất lại sáng bừng lên.
Đêm giao thừa (trừ tịch) là đêm trời đất tối tăm nhất, người ta bảo đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau đều cúng một con gà trống với hi vọng con gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm. Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết. Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp. Con gà thành một mã văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông lúa nước. Lâu dần trong phong tục Việt Nam, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam vào lúc giao thừa.
Theo TS Trần Thị Thu Thủy (Trưởng phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), con gà trống trong phong tục Việt Nam được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Đầu năm, một số dân tộc như Mông, Tày… thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát. Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải… Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên, gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.